Lượt xem: 176

Chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp là nhu cầu tất yếu để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Sáng ngày 30/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức buổi Đối thoại trực tuyến chính sách cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp” . Dự tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng có đồng chí Vương Quốc Nam – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã và Hội Nông dân tỉnh.

 


Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng.

 

    Các bộ, ngành đã tập trung thảo luận một số nội dung quan trọng, như: Quan điểm của Ngân hàng Thế giới về Chương trình nghị sự các-bon thấp ở Việt Nam; Nông nghiệp Việt Nam - những thách thức và cơ hội; các quan điểm khác nhau của quốc tế về chuyển đổi sang nền nông nghiệp giảm phát thải; chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới cho Chương trình nghị sự Nông nghiệp xanh, giảm phát thải. Các vấn đề liên quan quá trình thúc đẩy chuyển đổi xanh trong nông nghiệp tại Việt Nam cũng là nội dung trọng tâm được các đơn vị thảo luận tại buổi đối thoại. Các vấn đề được trao đổi sẽ cung cấp thông tin, tri thức, kinh nghiệm tốt nhất cho bộ, ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, làm cơ sở cho việc định hướng tầm nhìn và triển khai các giải pháp đồng bộ cho sự  phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững, hiệu quả trong giai đoạn tới.


    Đồng chí Lê Minh Hoan -  Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, mặc dù đã phát huy tốt vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế quốc gia, nhưng  cũng như nhiều ngành khác, ngành Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn khó tránh khỏi cả về yếu tố chủ quan và khách quan, đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu, biến động thị trường và sự thay đổi xu hướng tiêu dùng thế giới. Một số mô hình nông nghiệp chú trọng sự tăng trưởng chỉ dựa vào sản lượng và năng suất dễ dẫn đến những tác động tiêu cực cho môi trường như: Tình trạng ô nhiễm, suy thoái chất lượng đất; nhiều mặt hàng nông sản chưa đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng mà quốc tế yêu cầu nên khả năng cạnh tranh không cao, khó mở rộng thị trường. Đã đến lúc toàn ngành cần thay đổi tư duy từ kinh tế nông nghiệp đơn thuần sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp; từ thiên về năng suất, sản lượng sang tích hợp đa giá trị; từ tận dụng, khai thác sang sử dụng hợp lý, bồi dưỡng, làm giàu nguồn tài nguyên để phục vụ nhu cầu  sản xuất bền vững; từ ngắn hạn, cục bộ sang dài hạn, tăng tính kết nối toàn cầu theo hình thức liên vùng, liên khu vực... Điều này cũng góp phần đưa ngành Nông nghiệp Việt Nam thực hiện tốt các mục tiêu xây dựng các dịch vụ phát triển nông nghiệp, hàng hóa hiệu quả, bền vững, xử lý phát thải theo hướng tuần hoàn, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực cho các sản phẩm nông nghiệp xanh, xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng xanh, bền vững gắn kết với mô hình làng sinh thái, làng thông minh... theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Chính phủ ban hành.

Ngọc Thơ



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 79
  • Hôm nay: 10155
  • Trong tuần: 77,475
  • Tất cả: 11,861,664